Xin chào các độc giả của haduyblog.
Trong bài tiếp theo của series cài đặt và sử dụng WordPress căn bản. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách chuyên nghiệp và dễ dàng với plugin BackWPup.Đây cũng là công cụ mà mình đã lựa chọn để sao lưu dữ liệu cho website haduyblog.me hàng ngày. Nó có thể sao lưu dữ liệu tự động cho bạn hàng giờ hoặc hàng ngày.Như vậy với tính năng này thì bạn ít phải để lo lắng về việc sao lưu dữ liệu như chúng ta sao lưu thủ công trước đây.
Với bất kỳ hệ thống nào dù lớn như trang BBC.com hay nhỏ xíu như haduyblog.me thì việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là vô cùng quan trọng bởi người quản trị đang nắm tất cả dữ liệu của Website.Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bạn có 1000 bài viết, bạn đã phải bỏ ra cả năm trời để viết bài phục vụ độc giả nhưng bạn lại ngây thơ không sao lưu dữ liệu toàn bộ Website. Bạn tin tưởng vào nhà cung cấp Host hay bạn tự tin với khả năng cấu hình bảo mật tuyệt vời của mình.Nhưng vào một ngày đẹp trời Website của bạn bị nhiễm virús hay là hacker xâm nhập vào hệ thống phá hoại, xóa tất cả dữ liệu mà bạn đã gầy cong xây dựng hàng năm trời. Vậy lúc này bạn sẽ làm gì ? Bạn vội vàng liên hệ với nhà cung cấp Host ? Không, bạn chẳng có thể làm được gì cả ngoài việc chúng ta chịu mất trắng toàn bộ dữ liệu.Hoặc chỉ đơn giản là bạn mua Hosting của một nhà cung cấp không đáng tin cậy. Bỗng nhiên một ngày, họ đột nhiên khóa tài khoản của bạn với lý do trời ơi đất hỡi . Bạn gửi hàng tá mail để liên hệ nhưng tất cả đều nhận được sự yên lặng. Bạn lo lắng về lượng dữ liệu không lồ của mình bị mất trắng.Website không truy cập được , còn làm gián đoạn công việc kinh doanh của mình.
Ví dụ trên mình đã chỉ ra cho bạn được sự quan trọng của công việc sao lưu và phục hồi dữ liệu ( Backup ) rồi phải không ?
Vậy sau đây mình xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng plugin BackWPup để sao lưu dữ liệu nhé.
Từ trang chủ Admin chúng ta chọn BackWPup sau đó chọn Add new job
Trong phần General chúng ta đặt tên Job là haduystudy_backup1 như hình minh họa dưới đây.
Trong phần Job Tasks chúng ta sẽ chọn theo mặc định là
- Database backup : Nó sẽ backup 1 file database ( File cơ sở dữ liệu của Website (cụ thể là MySQL).
- FIle Backup : Nó sẽ sao lưu 1 file chứa toàn bộ các mã nguồn.
- Installed Plugin lists : Sao lưu danh sách các Plugin đã cài đặt.
Tiếp đến chúng ta sẽ đến phần Backup File Creation để đặt tên cho file Backup. Phần này tốt nhất chúng ta nên để măc định.Còn bạn muốn chỉnh sủa thì bạn có thể bỏ bớt đi các thành phần.Trong phần minh họa dưới thì BackWPup đã hướng dẫn các bạn cách sửa rất chi tiết rồi.
Tiếp theo là phần định dạng file, bạn có thể đặt file của mình là dạng Zip hoặc Tar hoặc Tar Gzip. Ở đây mình sẽ chọn mặc định là file Zip nhé.Tiếp theo trong cái phần Job Destination, đây là nơi chúng ta sẽ lưu trữ file Backup .Ở đây mình sẽ chọn lưu vào Folder ở trên Hosting, lưu qua Email, lưu tới FTP và cuối cùng là lưu tới Dropbox. Trong tương lai nếu mình muốn thêm các nơi lưu trữ khác thì mình sẽ có các phần bổ sung hướng dẫn cho các bạn.
Tiếp theo cuối cùng là cái phần Log Files:
Trong phần cái đặt dưới đây mình để mặc định phần Errors only. Như vậy nó sẽ chỉ thông báo lỗi đến Email của chúng ta khi lỗi xảy ra trong quá trình mình sao lưu dữ liệu thôi nhé.
Sau khi cài đặt xong thì bạn nhấn nút Save Changes để lưu các cài đặt của mình nhé.Ngay lập tức nó sẽ hiển thị thêm 4 cái tab là To: Folder, To: Email, To: FTP, To: Dropbox
Trước tiên mình sẽ cài đặt file Backup sẽ được lưu tới Folder ( Trong File Manager trên Hosting ) :
- Folder to store backups in : Đây là thư mục mà chúng ta sẽ lưu ở trong Folder của Hosting.
Mặc định của nó sẽ là uploads/backwpup-76275a-backups/ . Lúc này chúng ta thử thay đổi là uploads/backwpup-haduyblog.me/ - File Deletion : Số lượng file tối đa sẽ được lưu trong cái Folder trên Hosting.Ở đây mình sẽ chọn là lưu được tối đa 15 bản ghi file backup của trang www.haduystudy.com
Tiếp theo chúng ta cần phải ấn Save changes để lưu các thay đổi, sau đó mới chuyển qua 3 tab còn lại nhé.Nếu bạn không lưu lại thì mọi thay đổi bạn vừa cài đặt nó sẽ biến mất.
Tiếp theo chúng ta hãy cùng chuyển sang tab To: Email để cài đặt file Backup của chúng ta sẽ được gửi vào email nhé.
- To email address : Là địa chỉ Email mà chúng ta muốn gửi File Backup đến
- Maximum file size : Kích thước file Backup tối đa mà chúng ta có thể gửi qua phương thức này.
- From Name : Đây là tên gửi
Tiếp theo chúng ta sẽ chọn nút Save Changes để hoàn tất quá trình cài đặt thông qua địa chỉ Email Address này nhé.
Tiếp theo chúng ta chuyển đến tab Dropbox.
Nếu chưa có tài khoản Dropbox thì bạn có thể vào trang Dropbox.com .Hoặc truy cập vào địa chỉ sau để tạo tài khoản nhé :
https://www.dropbox.com/referrals/AAC9ud0CmVhnIYnq_tGf5vFkemjoJ0LZZOM?src=global9
Còn với các bạn đã có tài khoản và đã đăng nhập trên trình duyệt rồi thì chúng ta nhấn vào nút Get Dropbox App auth code
Tiếp theo là nó hỏi xem bạn có muốn cho thằng Inpsyde BackWPup truy cập tới Folder của nó là Apps › InpsydeBackWPup không ? Chúng ta sẽ chọn Allow để tiếp tục.
Tiếp đến nó sẽ cho bạn cái mã code. Bạn hãy copy cái mã này lại :
Sau khi lấy được mã code thì bạn hãy quay trở lại tab Dropbox để dãn mã này vào mục App Access to Dropbox nha.
Phần bên dưới này mình sẽ để mặc định. Sau đó chúng ta lưu lại các thay đổi để hoàn tất quá trình cái đặt với Dropbox.
Sau khi lưu lại phần Authentication hiển thị là Authenticated! thì bạn đã kết nối thành công đến Dropbox rồi đấy.
Tiếp đến chúng ta sẽ chuyển sang tab FTP để cài đặt kết nối file đến tài khoản FTP:
Để lưu các file trên FPT thì chúng ta sẽ truy cập vào cPanel tại StableHost sau đó vào Files > FTP Accounts.
Sau đó chúng ta sẽ tạo 1 tài khoản FTP Account.
- Login : Mình sẽ để tên là haduystuy
- Domain thì mình sẽ chọn tên miền của website mình là haduystudy.com
- Password : Bạn nên chọn càng dài càng tốt
- Directory : Thư mục mà tài khoản này có thể truy cập.Ở đây mình tạo tài khoản FTP cho admin nên mình để toàn quyền trong thư mục /home/eqhqydjd/ nha.Ở phần 2
- Quota : Giới hạn dung lượng, với tài khoản FTP của admin thì mình sẽ để là Unlimited (Không giới hạn) nhé.
Cuối cùng chúng ta sẽ nhấn nút Create FTP Account
Sau khi tạo thành công thì tài khoản của bạn sẽ xuất hiện ở phần FTP Accounts nha.Dưới đây thì tài khoản haduystudy của mình đã được thêm rồi này.
Tài khoản của mình có tên đăng nhập là [email protected] , mật khẩu thì mình xin bí mật nhé.
Công việc tiếp theo là chúng ta sẽ quay trở về phần tab FTP của plugin BackWPup. Sau đó điền thông tin của tài khoản FTP mà chúng ta vừa mới tạo trên đây.
- FTP server : là địa chỉ Shared IP Address trên Host
- Username của mình là [email protected]
- Password : Mật khẩu của [email protected]
Bạn điền giống hình minh họa bên dưới đây.
Tiếp theo như hình bên dưới mình sẽ để mặc định sau đó nhấn nút save changes để hoàn tất quá trình cài đặt cho tab FTP.
Tiếp theo chúng ta sẽ truy cập vào phần BackWPup > jobs.Chúng ta sẽ thấy 1 tập tin haduystudy_backup1 ở phần Job Name.
Tiếp đến bạn dê chuột vào phần job của chúng ta là haduystudy_backup1.Nó sẽ hiện cho bạn 4 cái lựa chọn là Edit, Copy,Delete và Run now.Mình sẽ ấn Run now để thực hiện việc sao lưu dữ liệu trên job này nha.
Tiếp theo nó đang chạy để sao lưu dữ liệu rồi đấy.Bạn cần phải chờ vài phút cho đến vài chục phút tùy thuộc vào lượng dữ liệu trang trang Web của bạn.
Ở đây mình đã hoàn thành việc sao lưu dữ liệu bằng BackWPup rồi . Kinh nghiệm của mình làm khi mình muốn chuyển File backup đến Email thường hay bị lỗi.Có thể do dung lượng File quá lớn nên bị lỗi.Với mình thì mình thường lưu vào Folder, FTP và Dropbox là chủ yếu.
Bây giờ chúng ta cùng vào Folder, FTP và Dropbox để xem file của chúng ta đã được gửi đến chưa nha.
Với Dropbox :
Bạn truy cập vào đường dẫn : Apps/InpsydeBackWPup/ để truy cập vào Folder chứa File backup của chúng ta.Ở đây mình có một tập tin .zip là 2022-09-02_07-43-26_5V3COWTV01.zip
Với Folder, trên cPanel của StableHost:
Chúng ta truy cập vào File Manager :
Bạn truy cập vào public_html / wp-content / Uploads / Backwpup-76275a-backups chính là Folder chứa File backup của mình đấy.
Với FTP chúng ta cần phải tải phần mềm để có thể truy cập được.Bạn có thể sử dụng FileZilla hoặc Winscp.
Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng cả Filezilla và Winscp nha.
Trước tiên là chúng ta truy cập vào FileZilla.Bạn thực hiện các bước như hình minh họa dưới đây nha.
Như vậy là chúng ta đã kết nối đến các file của Web haduystudy.com rồi.Nó cũng giống như khi chúng ta truy cập trên File Manager của Host.Thì file backup nó cũng sẽ ở thư mục /public_html/wp-content/uploads
Tiếp theo chúng ta đăng nhập FTP trên Winscp.Để tải Winscp các bạn truy cập theo đường dẫn sau :
Sau đó bạn sẽ đăng nhập trên Winscp theo hướng dẫn minh họa dưới đây. Tiếp theo nhấn Login .
Ở đây chúng ta cũng đã truy cập được vào các file trong WinScp rồi.
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt và thực hiện việc sao lưu dữ liệu thành công lên Folder, FTP và Dropbox rồi các bạn nha.Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn cách phục hồi dữ liệu trên Host nha !
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo !