Xin chào quý độc giả của haduyblog.me !
Trong bài hướng dẫn trước, mình có hướng dẫn các bạn cách sử dụng plugin BackWPup để giúp sao lưu và phục hồi dữ liệu.Vậy thì trong chủ đề này tiếp theo hôm nay. Mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng plugin UpdraftPlus nhé
1.UpdraftPlus là gì ?
UpdraftPlus là plugin miễn phí, chức năng của nó là giúp các quản trị sao lưu ( backup ) và phục hồi ( restore) dữ liệu một cách dễ dàng và sự tiên lợi. Đây là một plugin phổ biến với hơn 3 triệu lượt download trên trang chủ WordPress.Org.
Plugin này cho phép bạn sao lưu các file Backup ngay trên Host, tự động lưu trên máy tính cá nhân hoặc trên các trang lưu trữ ( file storage ) như Dropbox, Google Drive, S3, Rackspace, FTP, SFTP, email và một vài dịch vụ lưu trữ phổ biến khác..
Ngoài ra, UpdraftPlus cũng có phiên bản trả phí với nhiều add-on nâng cao để bạn có thể thực hiện việc di chuyển ( từ host này sang host khác ) hoặc clone ( sao chép ) Website vô cùng đơn giản !
Như hình bên dưới, bạn cũng có thể thấy các phương thức mà UpdraftPlus cho phép chúng ta lưu trữ các File Backup.Tuy vây, khác với BackWPup thì plugin này chỉ cho phép lưu vào 1 phương thức khi tiến hành quá trình Backup thôi. Bạn muốn sử dụng cùng 1 lúc vào nhiều phương thức thì cần phải nâng cấp lên tài khoản Premium mới có thể dùng được !
2.Hướng dẫn cài đặt UpdraftPlus.
Để cài đặt, bạn truy cập vào plugins trong quản trị Admin. Sau đó search từ khóa UpdraftPlus hoặc truy cập vào WordPress.org/plugins để tải về. Dưới đây là hình ảnh mô tả của Plugin này trên trang Download:
Sau khi tải và kích hoạt plugin, bạn truy cập vào Setting / UpdraftPlus Backups để bắt đầu tiến trình cài đặt.
Tiếp theo, chúng ta truy cập vào tab Settings .Ở đây, bạn có thể thấy phần Files Backup Schedule : Để cài đặt sao lưu các file trong thư mục như themes,plugin và một vài file khác ngoại trừ mã mguồn WordPress.
Mũi tên thứ 2 : Mặc định của nó là Manual ( thực hiện việc sao lưu thủ công ). Ngoài ra bạn có thể lựa chọn sao lưu ( Backup ) dữ liệu tự động bằng cách chọn các giá trị khác.
Mũi tên thứ 3: Tức là số lượng file Backup nó sẽ giữ lại.Ở đây mặc định là 2.Tuy nhiên bạn nên chọn nhiều hơn một chút.Mình nghĩ nên để là 5.
Tiếp đến bên dưới là phần backup database ( Tức là backup dữ liệu của chúng ta ). Nếu bạn chưa hiểu về phần này thì vui lòng xem lại bài Backup dữ liệu với BackWPup để biết thêm chi tiết.
Như vậy trước mắt chúng ta cứ để mặc định như hình bên trên nhé !
2.1.Lưu trữ File backup trên Google Drive.
Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành cài đặt cái phần lưu trữ file backup ( Hay còn gọi là Backup file storage).
Để cài đặt chúng ta sẽ kéo xuống phần Choose your remote storage .
Đầu tiền mình sẽ chọn cách lưu file qua Google Drive. Vì là bản UpdraftPlus free nên chúng ta chỉ được chọn một nơi lưu giữ file thôi. Điều này hơi đáng buồn so với plugin BackWPup.
Sau khi chọn nơi lưu xong thì bạn kéo xuống ấn Save Changes để lưu lại các cài đặt nhé !
Nó sẽ hiển thị một ô popup cho bạn. Đây là phần đăng nhập Google Drive bạn nhấn vào Sign in with Google để tiếp tục.
Tiếp theo chúng ta sẽ chọn phần tài khoản Google để liên kết với UpdraftPlus.
Cuối cùng chúng ta ấn Complete setup để hoàn tất quá trình cài đặt với Google Drive !
Ở đây chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt nơi lưu dữ liệu cho Website rồi đấy !
2.2.Lưu File Backup trên Dropbox
Để lưu các fle trên Dropbox thì phần này cũng giống cách làm với BackWPup ở bài trước. Chúng ta cũng phải tạo 1 tài khoản Dropbox.Bạn có thể click vào đây để tạo tài khoản.
Tiếp theo Trong phần Choose your remote storage chúng ta cũng sẽ chọn là Dropbox.Sau đó ấn Save Changes để lưu lại các thay đổi.
Xem chi tiết vài viết
Tiếp theo trong phần Choose your remote storage chúng ta cũng sẽ chọn là Dropbox.Sau đó ấn Save Changes để lưu lại các thay đổi.
Tiếp theo chúng ta sẽ truy cập vào link đường dẫn ở ô Popup.
Tiếp theo khi chúng ta đăng nhập vào Dropbox rồi thì nó sẽ tự kết nối đến UpdraftPlus cho các bạn.Các bạn chỉ cần ấn Complete setup là xong !
Tiếp đến là phần Include in files backups . Nó hỏi là bạn muốn sao lưu tập thêm những phần gì nữa không bao gồm : plugins, themes, uploads. Phần này nếu bạn xem bài 14 trong chuỗi bài cài đặt và sử dụng WordPress căn bản, bạn sẽ hiểu được phần này hơn.Không thì bạn có thể xem video hướng dẫn bên trên để có thể hiểu được phần cài đặt này.
Phần này nó sẽ hỏi bạn có muốn gửi báo cáo về Email khi thực hiện việc sao lưu dữ liệu hoàn thành không ?
Cuối cùng thì chúng ta nhấn Save Changes để thay đổi các cài đặt !
Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại tab Backup / Restore để thực hiện quá trình sao lưu dữ liệu.
3.Hướng dẫn Sao lưu dữ liệu ( Backup ) .
Nếu bạn tích vào Only allow this backup to be deleted manually (i.e. keep it even if retention limits are hit). thì cái file này nó sẽ chỉ bị xóa thủ công ngay cả khi số lượng File Backup vượt quá 2 thì file này vẫn được giữ.
Tiếp theo bạn ấn Backup Now để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu ( Backup ) !
Sau khi sao lưu thành công nó sẽ có tin nhắn như hình minh họa dưới đây.Chúng ta đã có một tập tin được Backup ở mũi tên 2 có biểu tượng Google Drive và cái khóa bên cạnh.Điều này có nghĩa là tập tin chỉ được xóa khi bản thân chúng ta nhấn vào nút Delete phía bên phải của file này.
Bây giờ , bạn hãy truy cập vào tài khoản Google Drive đã liên kết với UpdraftPlus để xem file Backup.
Bạn có thể thấy trong Google Drive có một thư mục tên là UpdraftPlus. Trong thư mục này gồm có 5 file Backup :
- Mũi tên 1 : Tập tin database .
- Mũi tên 2 : tập tin Khác
- Mũi tên 3 :Tập tin chứa các Plugins.
- Mũi tên 4 : Chứa các giao diện ( themes ) .
- Mũi tên 5 : thư mục Upload chứa các tập tin hình ảnh, video bạn tải lên thông qua phần Media.
Với Plugin này bạn lưu ý là nó sẽ không sao lưu các file mã nguồn WordPress ở thư mục /public_html trên Host. Điều này khác hoàn toàn so với plugin BackWPup mà mình đã giới thiệu ở bài trước.
4.Hướng dẫn khôi phục dữ liệu (restore).
Để khôi phục được dữ liệu thì phần này khá đơn giản. Bạn có thể thực hiện ngay trên Website của mình.
Chẳng may bạn có lỡ tay xóa vĩnh viễn 1 bài viết, 1 tập tin Media như ảnh hay video,hoặc là giao diện… thì chỉ cần 1 vài cú click chuột là đã có thể phục hồi các dữ liệu đã xóa về lại trạng thái ban đầu.
Để tiến hành việc phục hồi ( restore ) thì bạn truy cập vào Existing backups trong tab Backup / Restore . Chúng ta sẽ nhấn vào link Upload backup files như hình minh họa dưới đây.
Tiếp theo bạn chọn file cần backup . Như ở đây mình cần phục hồi lại database do mình lỡ tay xóa vĩnh viễn mấy bài. Bạn vào Google Drive để tải file này xuống nha.
Cuối cùng chỉ việc Upload file database lên thế là xong rồi. Thật dễ phải không nào !
Trong trường hợp bạn muốn phục hồi lại các phần khác như themes hay plugins thì quá trình này làm tương tự.
5.Hướng dẫn sao lưu (Backup) dữ liệu tự động
Để sao lưu dữ liệu tự động thì bạn trở lại tab Settings. Tiếp đến bạn sẽ chỉnh thời gian muốn nó sao lưu dữ liệu.Nếu nội dung bạn cập nhật liên tục thì nên chọn là Every 2 hours như hình minh họa bên dưới. Sau khi chọn xong bạn nhớ lưu lại.
Tiếp theo bạn quay về tab Backup / Restore để xem thời gian nó sẽ thực hiện công việc sao lưu lần tiếp theo nha.
Mình khuyên là nếu trang bạn có lượt truy cập lớn hoặc cấu hình Hosting hơi yếu thì bạn nên chọn thời gian nào mà ít khách truy cập để thực hiện. Vì khi thực hiện sao lưu thì nó sẽ tốn bộ nhớ và gây ra chậm trang của bạn !
Tổng kết
Như vậy là mình đã hướng dẫn chi tiết các bạn cách sao lưu dữ liệu toàn tập với plugin UpdraftPlus cho Website WordPress rồi. So với BackWpup thì rõ ràng là plugin này giúp chúng ta hồi phục dữ liệu đơn giản chỉ bằng vài click là xong.Tuy vậy, hạn chế của nó là sẽ khó khăn hơn cho các bạn mới tìm hiểu về WordPress muốn chuyển trang của mình sang một nhà cung cấp Hosting khác.Nhưng cũng bạn không phải cần lo lắng vì phần 2 của Hướng dẫn sao lưu và phục hồi (restore) dữ liệu với plugin UpdraftPlus mình sẽ có bài viết + Video hướng dẫn.
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn !